Đang tải...
Lỗi hiện tượng màn hình laptop bị nháy liên tục, thỉnh thoảng bị chớp giật, chớp tắt gây khó chịu và khiến nhiều người không thể tiếp tục làm việc. Lỗi này do nhiều nguyên nhân gây ra nên có các cách sửa đa dạng nhưng không phải ai cũng biết. Hãy cùng Fvsale tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng laptop bị giật, nháy màn hình qua bài viết sau nhé.
Trong quá trình sử dụng máy tính, bạn sẽ gặp phải hiện tượng màn hình laptop bị nháy, chớp giật, chớp tắt liên tục do một số nguyên nhân sau:
Ngoài màn hình có sẵn, bạn có thể gắn màn hình rời để xài cho laptop.
Do có nhiều lý do cho lỗi màn hình laptop thỉnh thoảng bị nháy, chớp tắt liên tục nên cách sửa chữa cũng rất đa dạng. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng mà bạn có thể chọn lựa cách khắc phục sao cho phù hợp. Cách sửa màn hình laptop bị nháy điển hình cho từng lý do như sau:
Nếu kiểm tra và nhận thấy màn hình laptop bị nháy do tần số quét không phù hợp với máy thì bạn hãy làm theo các bước sau để sửa lỗi màn hình bị nháy:
Bước 1: Tại màn hình desktop, bạn click chuột phải rồi chọn Display settings.
Bước 2: Kéo xuống và click dòng Advanced display.
Bước 3: Click Display adapter properties for Display 1.
Bước 4: Bạn chuyển sang tab Monitor rồi điều chỉnh tại tần số quét màn hình ở mục Screen refresh rate rồi lần lượt click Apply, Keep changes và OK là xong.
Bạn hãy kiểm tra cáp màn hình và thay mới nếu cảm thấy dây cáp đã quá cũ, lỏng lẻo không thể gắn lại chắc chắn. Nếu thay dây cáp mới nhưng màn hình vẫn chớp tắt liên tục thì có thể do nguồn điện hoạt động không ổn định. Để khắc phục, hãy sử dụng ổn áp để nguồn điện cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác không bị chập chờn, ngắt quãng.
Task Manager là công cụ cung cấp những thông tin về các chương trình đang chạy trên máy tính, giúp người dùng phát hiện ra xung đột phần mềm hoặc lỗi driver gây chớp nháy màn hình. Để kiểm tra lỗi bằng Task Manager, click chuột phải vào thanh Taskbar rồi chọn mục Task Manager.
Nếu bạn thấy Task Manager nhấp nháy thì có thể driver cài đặt không thích hợp với màn hình gây lỗi. Nếu Task Manager vẫn không có hiện tượng gì thì màn hình bị nháy có thể do xung đột, lỗi phần mềm. Để sửa lỗi driver hoặc ứng dụng bạn tiếp tục theo dõi những cách bên dưới.
Màn hình laptop bị nháy có thể do bạn cài đặt các phần mềm không tương thích như Norton Antivirus, iCloud hoặc IDT Audio, app đổi hình nền động,... Nếu có, hãy gỡ những phần mềm này và kiểm tra xem màn hình đã hết lỗi hay chưa. Trong trường hợp màn hình nhấp nháy sau khi mới tải một ứng dụng về máy thì bạn nên cập nhật app này lên phiên bản mới nhất. Nếu vẫn không sửa lỗi màn hình được thì bạn phải gỡ cài đặt phần mềm.
Windows Error Reporting Service và Problem Reports Control Panel là hai nguyên nhân gây lỗi Wins và khiến màn hình laptop nháy liên tục. Để khắc phục, hãy vô hiệu hoá hai tính năng này của Windows theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Ấn cùng lúc hai nút Windows và R cho cửa sổ Run xuất hiện. Tại ô Open bạn nhập lệnh services.msc rồi nhấn Enter.
Bước 2: Bạn kéo tới mục Problem Reports Control Panel Support rồi click chuột phải chọn Stop.
Bước 3: Tại mục Windows Error Reporting Service bạn cũng nhấn chuột phải và chọn Stop.
Lỗi màn hình laptop bị chớp tắt liên tục có thể khắc phục được nếu bạn điều chỉnh độ phân giải sao cho phù hợp. Để thay đổi độ phân giải của màn hình máy tính, bạn thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau:
Bước 1: Chuột phải một nơi trống nào đó trên Desktop rồi ấn Display settings.
Bước 2: Ở tab Display, bạn sẽ thấy dòng Display resolution. Ở bên phải sẽ có ô ghi độ phân giải, bạn hãy bấm vào.
Bước 3: Chọn độ phân giải phù hợp cho máy của mình để thay đổi.
Nếu check Task Manager và thấy nhấp nháy thì cần cập nhật lại Driver Card đồ hoạ sao cho tương thích với màn hình máy tính. Cách cài đặt lại driver được thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn chọn Start, nhấn Settings để mở phần cài đặt Windows.
Bước 2: Nhập tìm Device Manager rồi click vào để mở.
Bước 3: Bạn click Display adapters cho hiện adapter, tiếp theo chuột phải adapter rồi click Update Driver.
Bước 4: Bạn click Search Automatically for drivers. Lúc này hệ điều hành sẽ tự tìm driver mới nhất để cài cho màn hình.
Nếu đã thực hiện tất cả những cách trên nhưng vẫn không sửa được lỗi thì có thể màn hình đã quá cũ và hỏng tấm nền hoặc các linh kiện bên trong. Lúc này, cách duy nhất là thay mới luôn màn hình. Bạn nên thay màn hình máy tính ở những cơ sở sửa chữa laptop uy tín và lựa chọn sản phẩm chính hãng để sử dụng được lâu hơn.
Khi thay màn hình mới, hãy yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra cả card VGA. Nếu card đã quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng thì bạn nên thay mới luôn để đảm bảo màn hình hoạt động ổn định.
Màn hình máy tính bị nháy không chỉ ảnh hưởng tới nhu cầu học tập, làm việc và giải trí của người dùng mà còn tốn một khoản chi phí để thay mới nếu không thể khắc phục tại nhà. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng máy tính bền lâu và tránh gặp phải tình trạng màn hình chớp nháy:
Trên đây là lý do và giải pháp xử lý lỗi hiện tượng màn hình laptop bị nháy liên tục, thỉnh thoảng bị chớp giật, chớp tắt. Nếu gặp phải lỗi này, hãy áp dụng các cách sửa ở trên nhé. Đừng quên đọc các bài viết khác cùng chủ đề "Máy tính - Laptop - Tablet" của Fvsale để học thêm nhiều thủ thuật máy tính khác nhé.