Đang tải...

facebook facebook facebook facebook facebook
facebook

GTX vs RTX: Nên chọn dòng card đồ họa nào cho nhu cầu của bạn?

02/04/2025
107

Trong số các dòng card đồ họa phổ biến hiện nay, hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất là GTX và RTX. Tuy nhiên, GTX vs RTX khác nhau ra sao? Nên chọn loại nào để tối ưu cả hiệu năng lẫn túi tiền?

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về GTX vs RTX và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn nhé.

GTX vs RTX: Nên chọn dòng card đồ họa nào cho nhu cầu của bạn?

Card GTX là gì?

GTX là viết tắt của “Giga Texel Shader eXtreme” – một dòng card đồ họa đến từ NVIDIA, nổi bật với hiệu năng ổn định, giá cả phải chăng, phù hợp với người dùng phổ thông và game thủ tầm trung.

Các dòng card GTX như 1050, 1060, 1070, 1080 (thuộc kiến trúc Pascal) hay GTX 1650, 1660 (thuộc kiến trúc Turing nhưng không hỗ trợ Ray Tracing) từng là “huyền thoại” trong giới công nghệ vì cân bằng giữa hiệu suất và chi phí.

Tuy không tích hợp các công nghệ tiên tiến như Ray Tracing hay DLSS, nhưng GTX vẫn đủ sức “cân” tốt các tựa game phổ biến ở độ phân giải 1080p và xử lý tốt các tác vụ đồ họa cơ bản.

Card GTX là gì?

Card đồ họa RTX là gì?

Ra mắt sau GTX, RTX là viết tắt của “Ray Tracing Texel eXtreme”. Đây là dòng card đồ họa được NVIDIA đầu tư mạnh về công nghệ mới, đặc biệt là khả năng xử lý ánh sáng thời gian thực nhờ Ray Tracing và tính năng tăng tốc AI với DLSS.

GeForce RTX được xây dựng trên những kiến trúc hiện đại hơn như Turing (RTX 20), Ampere (RTX 30), và mới nhất là Ada Lovelace (RTX 40). Bên cạnh khả năng chiến game siêu mạnh, RTX còn cực kỳ hiệu quả trong công việc liên quan đến trí tuệ nhân tạo, render video, dựng hình 3D…

Card đồ họa RTX là gì?

GTX và RTX – Hai thế hệ card đồ họa có gì khác nhau?

Để hiểu rõ hơn GTX vs RTX khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng so sánh từng khía cạnh quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa hai dòng card đồ họa này:

Kiến trúc GPU

GTX chủ yếu sử dụng kiến trúc Pascal (GTX 10 series) hoặc Turing rút gọn (GTX 16 series). Các dòng này không được tích hợp nhân RT (Ray Tracing) hay Tensor (AI). RTX bắt đầu từ Turing (RTX 20 series) và nâng cấp qua từng thế hệ như Ampere (RTX 30) và Ada Lovelace (RTX 40). RTX được trang bị đầy đủ RT Cores và Tensor Cores – yếu tố làm nên sự khác biệt lớn về sức mạnh xử lý và khả năng hỗ trợ công nghệ mới.

Kiến trúc GPU

Công nghệ Ray Tracing

Ray Tracing giúp tái tạo ánh sáng, bóng đổ và phản chiếu trong game giống như đời thực.

GTX không có nhân RT nên nếu có hỗ trợ Ray Tracing thì chỉ ở mức phần mềm, rất hạn chế, hiệu suất tụt mạnh. Ngược lại vs GTX, RTX được NVIDIA ra mắt sau nên có nhiều tính năng vượt trội hơn. Card RTX được tích hợp RT Cores chuyên dụng, cho trải nghiệm hình ảnh cực kỳ chân thực khi chơi các tựa game hiện đại hỗ trợ Ray Tracing như Cyberpunk 2077, Control, Minecraft RTX...

Công nghệ Ray Tracing

Công nghệ DLSS

DLSS (Deep Learning Super Sampling) là công nghệ AI giúp tăng FPS bằng cách render hình ảnh ở độ phân giải thấp rồi nâng cấp lên bằng học máy, tiết kiệm hiệu năng mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh đẹp.

GTX không có Tensor Cores nên không hỗ trợ DLSS. Còn, so với RTX từ đời 20 series đã bắt đầu hỗ trợ DLSS 1.0 và các phiên bản sau như DLSS 2.0, 3.0, thậm chí DLSS 3.5 trên RTX 40 series – mang lại bước nhảy vọt cả về FPS lẫn hình ảnh.

Công nghệ DLSS

Hiệu năng khi chơi game

GTX đủ tốt để chơi game Full HD, đặc biệt là các game eSports như Valorant, CS2, Liên Minh Huyền Thoại, hoặc các game AAA nhưng ở mức thiết lập trung bình. RTX thể hiện sức mạnh rõ rệt trong các game nặng, bật Ray Tracing, độ phân giải 2K hoặc 4K, nhờ sự hỗ trợ của DLSS giúp tăng hiệu năng đáng kể.

Với kết quả trên, so sánh GTX vs RTX sẽ thấy rõ được hiệu quả của hai dòng card khi chơi các game nặng, đặc biệt là các game yêu cầu cấu hình mạnh thì RTX đã thể hiện rõ ràng thế mạnh của mình. 

Hiệu năng khi chơi game

Hiệu năng khi sử dụng các ứng dụng khác

Nếu bạn làm công việc liên quan đến dựng phim, thiết kế 3D, mô phỏng AI, hay xử lý video nặng:

GTX vẫn dùng được, nhưng chỉ phù hợp với khối lượng công việc nhẹ hoặc không yêu cầu thời gian xử lý quá nhanh. RTX thì mạnh hơn hẳn nhờ sức mạnh tính toán từ Tensor Cores và khả năng tối ưu cho các ứng dụng như Blender, Adobe Premiere, DaVinci Resolve, hoặc các framework AI như TensorFlow, PyTorch.

Hiệu năng khi sử dụng các ứng dụng khác

Giá cả của hai thế hệ card

Mức giá hiện tại của GTX vs RTX hiện tại đã khá “mềm” do ra mắt từ lâu. Các dòng như GTX 1650, 1660 Super vẫn được săn đón vì hiệu năng ổn trong tầm giá. RTX có nhiều phân khúc giá hơn, từ phổ thông như RTX 3050, tầm trung như RTX 3060, đến cao cấp như RTX 4070, 4080... Tuy giá cao hơn nhưng đi kèm công nghệ vượt trội. Vậy nên khi so sánh giá thành của GTX vs RTX thì bạn hãy dựa vào ngân sách để có cho mình sản phẩm phù hợp với túi tiền nhé!

Giá cả của hai thế hệ card

Giữa GTX vs RTX thì nên chọn loại nào?

Quyết định giữa GTX và RTX phụ thuộc vào ba yếu tố chính: nhu cầu sử dụng, mức độ đầu tư, và kỳ vọng về trải nghiệm.

Nếu bạn chỉ cần một chiếc card đồ họa đủ dùng để chơi game nhẹ, làm việc văn phòng, học tập, giải trí cơ bản và ngân sách giới hạn, thì GTX vẫn là lựa chọn rất hợp lý. Nhưng nếu bạn hướng đến hiệu năng cao, muốn chiến game ở độ phân giải lớn, bật hết các hiệu ứng đồ họa, hoặc làm việc chuyên sâu với đồ họa, AI, video thì RTX là giải pháp đầu tư xứng đáng hơn so với GTX.

Giữa GTX vs RTX thì nên chọn loại nào?

Như vậy, GTX vs RTX đều cho thấy mỗi dòng card đều có thế mạnh riêng. GTX tuy cũ hơn nhưng vẫn “ngon – bổ – rẻ” với người dùng phổ thông, trong khi RTX mang lại trải nghiệm hiện đại, mạnh mẽ, hỗ trợ công nghệ tiên tiến phục vụ cả chơi game lẫn công việc chuyên sâu. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về GTX vs RTX và có thể dễ dàng có được sản phẩm phù hợp với bản thân và hiệu năng/giá nhất.

Thông báo
Đóng