Đang tải...

facebook facebook facebook facebook facebook
facebook

CPU laptop có thay được không? Cách lắp đặt và nâng cấp CPU laptop

17/06/2024
23

Bạn cảm thấy chiếc laptop của mình đã “lỗi thời” và cần nâng cấp chip xử lý cho nhanh hơn nhưng liệu CPU laptop có thay được không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. CPU laptop có thay được không?

Với thiết kế của phần lớn những chiếc laptop thông dụng đang được bán trên thị trường hiện nay thì bộ vi xử lý (CPU) của laptop thường sẽ được hàn thẳng trên bo mạch chủ của máy - điều này đồng nghĩa với việc thay thế, nâng cấp trực tiếp CPU laptop là điều gần như bất khả thi. Những thiết kế hàn thẳng lên bo mạch chủ kiểu này là một quy trình rất phức tạp. Đây cũng là một sự đánh đổi để làm cho kích thước cũng như cân nặng của laptop được gọn gàng nhất - đúng với bản chất là một thiết bị di động.

Thực tế thì câu trả lời cho câu hỏi CPU laptop có thay được không thì sẽ là có thể thay được nếu như bạn tìm được một chiếc laptop có thiết kế bo mạch chủ cho phép tháo lắp ở phần socket CPU. Những chiếc laptop này rất hiếm và có giá thành cực cao trong trường hợp bạn tìm thấy được nơi bán.

2. Các bước thay thế, nâng cấp CPU laptop

2.1. Kiểm tra thông tin laptop

Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem CPU laptop có thay được không trên máy của mình thì trước hết bạn sẽ cần phải xem thông tin cấu hình của chiếc laptop đó bằng cách truy cập: Start → System Information → System Summary. Sau đó tìm tới dòng Processor phía bên phải để tìm tên của CPU trong laptop bạn đang dùng.

 

Copy tên này trên công cụ tìm kiếm như google, bing sẽ ra kết quả đến từ trang chủ của nhà sản xuất CPU Intel hay CPU AMD. Sau đó bạn hãy truy cập vào trang web đó, tìm đến mục Package Specifications dòng Socket supported.

 

Hãy để ý tới ký tự LGA, PGA, hoặc BGA trong chuỗi ký tự tên của dòng này bởi đây chính là chi tiết cho biết CPU này sẽ được lắp đặt như thế nào trên bo mạch chủ. Cụ thể như sau:

 

Land Grid Array (LGA): Kiểu lắp đặt này phổ biến trên các máy tính để bàn và cho phép việc tháo lắp dễ dàng.

Pin Grid Array (PGA): Kiểu lắp đặt này sử dụng các chân pin trên CPU để lắp đặt trên mainboard. Đây là kiểu lắp đặt phổ biến trên các CPU AMD (trừ thế hệ Ryzen 7000 series trên desktop đã chuyển sang LGA). Và tất nhiên kiểu lắp đặt này cũng cho phép tháo lắp CPU thoải mái.

Ball Grid Array (BGA): Đây là kiểu lắp đặt CPU bằng cách hàn thẳng trên bo mạch chủ và không hỗ trợ việc tháo lắp. Để có thể tháo lắp và nâng cấp sẽ cần tới những công cụ chuyên dụng chỉ có thể nhà máy sản xuất mới có đồng thời cần đến tay nghề chuyên môn rất cao.

2.2. Tìm một CPU mới phù hợp

Đến đây, nếu như bạn có “may mắn” đang sở hữu một chiếc laptop có socket CPU dạng LGA hay PGA thì việc CPU laptop có thay được không nằm ở việc liệu CPU mà bạn chọn có phù hợp với bo mạch chủ và nguồn điện mà hệ thống cấp có đủ hay không.

Hãy chọn CPU có cùng nhà sản xuất và cùng loại socket. Đồng thời kiểm tra xem mức TDP (Thermal Design Power) của CPU đây là chỉ số vừa thể hiện điện năng tiêu thụ và vừa liên quan tới mức nhiệt tỏa ra khi hoạt động. Tất cả thông tin này vẫn nằm trên trang chủ của nhà sản xuất như ở bước kiểm tra thông tin đã nêu. Hãy đảm bảo các thông số này trùng khớp hoặc nằm trong khoảng điện mà cục sạc của bạn có thể cấp cho laptop.

2.3. Thay thế CPU và các linh kiện khác

Để có thể thay thế CPU laptop, bạn hãy tháo phần vỏ dưới của laptop và các linh kiện khác trong máy đã che đi CPU như quạt tản nhiệt, heatsink tản nhiệt và tháo pin ra khỏi laptop để đảm bảo an toàn về điện. Hãy chú ý các phần dây kết nối của các linh kiện này khi tháo ra. Một điều cần lưu ý nữa là việc tháo lắp laptop như thế này sẽ làm cho máy của bạn bị mất bảo hành bất kể việc có hay không rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện.

Khi xác định được vị trí CPU, hãy tháo ra và lắp đặt CPU mới phù hợp vào. Lưu ý trong quá trình này không được để bụi bẩn hay các dị vật, chất lỏng khác rơi vào trong socket. Sau khi đặt CPU mới xong, hãy lau sạch lại phần keo tản nhiệt cũ bằng cồn sau đó tra một lượng keo tản nhiệt bằng hạt đậu vào chính giữa CPU rồi lắp đè phần tản nhiệt lên CPU như cũ. 

Cuối cùng tiến hành lắp đặt lại các linh kiện trước đó đã tháo ra. Lưu ý hãy lắp pin laptop vào sau cùng. Sau đó lắp đặt lại phần nắp dưới máy tính như cũ. 

3. Cách thay CPU laptop dạng hàn thẳng (BGA)

Bạn có thể thay thế, nâng cấp CPU laptop dạng hàn thẳng trên bo mạch chủ (BGA) bằng một trong hai cách sau:

  • Mua một bo mạch chủ của laptop đã có sẵn CPU đã được hàn sẵn về để thay thế
  • Mua một chiếc laptop mới có CPU mạnh hơn

4. Ưu và nhược điểm của việc thay CPU laptop 

Thay thế, nâng cấp CPU laptop mặc dù đem lại hiệu năng mạnh hơn nhưng ngoài ra mang lại khá nhiều nhược điểm. Hãy tham khảo ngay những điều dưới đây trước khi bạn quyết định thực hiện thay thế CPU laptop nhé. 

Ưu điểm: 

  • Tăng hiệu năng xử lý cho laptop
  • Kéo dài thời gian sử dụng của laptop về lâu dài không bị lỗi thời

Nhược điểm:

  • Khó thực hiện
  • Chi phí đắt đỏ & rủi ro cao về các yếu tố kỹ thuật
  • Mất bảo hành khi thực hiện
  • Máy nhanh hao pin hơn
  • Có thể phải thực hiện update BIOS

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi CPU laptop có thay được không? Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn hay quan tâm tới việc mua một chiếc laptop mới hãy liên hệ ngay Fvasale để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất về giá nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: D4-37 Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0334.487.910
  • Email: info@fvsale.net
Thông báo
Đóng