Đang tải...

facebook facebook facebook facebook facebook
facebook

Command Prompt là gì? Các lệnh và dòng mã CMD trên Windows

24/06/2024
33

Nhiều người thường xuyên thao tác với máy tính nhưng lại loay hoay không biết cách mở cửa sổ Command Prompt (CMD) như thế nào. Sử dụng thành thạo các lệnh và dòng mã này sẽ giúp bạn xử lí công việc trên Windows dễ dàng, hiệu quả hơn. Vậy công cụ Command Prompt là gì, cách mở và sử dụng ra sao, hãy cùng Fvsale tìm hiểu ngay nhé!

Command Prompt là gì?

CMD (Command Prompt) là công cụ bao gồm các lệnh và dòng lệnh (được gõ dưới dạng văn bản) kết nối giữa người dùng và Windows. Sau khi người dùng sử dụng Command Prompt để gõ lệnh biểu thị nhu cầu của mình, ngay lập tức, Windows sẽ hiển thị kết quả. CMD giúp người dùng tiết kiệm thời gian, quản lý tệp thông minh, kiểm tra, khắc phục lỗi chương trình tối ưu hơn khi bạn thao tác thủ công.

Fvsale lấy ví dụ để bạn dễ hiểu hơn. Khi bạn muốn kiểm tra kết nối wifi trên máy tính thì thông thường bạn sẽ vào cửa sổ windows, gõ tìm kiếm Control Panel rồi chọn Network and Internet và thực hiện nhiều bước phức tạp khác. Còn với Command Prompt, chỉ cần gõ lệnh Ping tình trạng kết nối mạng sẽ được hiển thị chi tiết đến bạn.

Command Prompt kết nối giữa người dùng và Windows

Hướng dẫn mở Command Prompt trên Windows

Mở cửa sổ CMD trên hệ điều hành Windows rất đơn giản. Bạn có thể mở Command Prompt với hộp thoại Run hoặc sử dụng Start (biểu tượng Windows trên màn hình). Nếu bạn chưa biết cách mở Command Prompt trên máy tính của mình thì hãy theo dõi các bước hướng dẫn dưới đây của Fvsale nhé. Chỉ với vài thao tác cơ bản, bạn sẽ mở được cửa sổ này.

Sử dụng hộp thoại Run

Đây là cách cơ bản nhất khi bạn muốn mở cửa sổ Command Prompt hoặc bất kì ứng dụng nào trên Windows.

Bước 1: Để mở và khởi động Run, bạn tìm rồi nhấn cùng lúc “Windows - R” trên bàn phím.

Bước 2: Bạn gõ lệnh “CMD” vào dòng Open, hoặc nếu lệnh đã được gõ sẵn thì bạn chỉ cần nhấn chọn “OK” là xong.

Sử dụng nút Start

Một cách khác giúp bạn mở Command Prompt trên Windows là sử dụng nút Start. Ở góc trái dưới màn hình máy tính, bạn đưa chuột click vào biểu tượng cửa sổ của Windows. Gõ chữ “CMD” để tìm kiếm cửa sổ, sau đó nhấn chọn “Command Prompt” là được.

Cách mở cửa sổ CMD trên Windows với nút Start

Các lệnh Command Prompt thông dụng

Command Prompt là tập hợp các lệnh, mỗi lệnh lại có công dụng khác nhau. Bạn có thể sử dụng cửa sổ Command Prompt để kiểm tra máy tính, xóa hoặc tải tệp tin, xem hoặc sắp xếp các thư mục… Tuy nhiên, bạn cần gõ đúng lệnh để thực hiện mong muốn của mình. Dưới đây là các lệnh Command Prompt phổ biển, tiện ích bạn cần nắm vững.

Lệnh Ping

Lệnh Ping trong cửa sổ Command Prompt được dùng để kiểm tra tình trạng kết nối mạng của máy tính, thường kiểm tra đường truyền mạng của máy tính với máy chủ.

Cú pháp lệnh Ping như sau: Ping địa chỉ IP/tên trang web.

Trong đó:

- IP: địa chỉ IP của nhà mạng hoặc máy tính bạn cần kiểm tra tốc độ kết nối.

- Tên trang web: địa chỉ trang web bạn muốn kiểm tra tốc độ kết nối với máy tính của bạn.

Lưu ý, giữa Ping và địa chỉ IP/trang web phải có dấu cách, nếu bạn nhập không cách sẽ bị coi là lệnh lỗi.

Lệnh Tracert

Lệnh này thường được sử dụng khi bạn truy cập vào một trang web nào đó bị chậm. Tracert giúp người dùng kiểm tra đường truyền của dữ liệu xem nó đi qua các trạm nào, gặp vấn đề ở trạm nào. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lại mạng internet để việc truy cập dễ dàng hơn.

Cú pháp lệnh Tracert trên công cụ Command Prompt như sau: Tracert tên miền cần kiểm tra.

Trong đó, tên miền hay còn được gọi là domain, địa chỉ của website. Tên miền thường có dạng .com, .net, .org, .biz, .tech… Ví dụ: google.com, shopee.vn…

Hướng dẫn thao tác với lệnh Tracert

Lệnh Shutdown

Lệnh này được dùng để tắt máy tính nhanh chóng. Thay vì tắt nguồn máy tính bằng nút nguồn power trong cửa sổ windows rồi chọn shutdowm thì bạn chỉ cần nhấn lệnh: “Shutdown /s” tại cửa sổ Command Prompt. Chỉ khoảng 10s, máy tính của bạn sẽ được tắt đi. Ngoài ra, bạn có thể hẹn giờ để khởi động lại máy. Lệnh restart như sau: Shutdown -r -t thời gian khởi động lại máy (tính bằng s). 

Lệnh Dir

Muốn xem tệp tin hoặc thư mục, thao tác với chúng thì bạn có thể sử dụng lệnh Dir CMD. Cách sử dụng lệnh Dir như sau: Dir đường dẫn đến thư mục. Ví dụ: Dir C:\Program Files, Dir Documents…

Sử dụng lệnh Dir để xem file windows

Ngoài ra, nếu bạn muốn lọc thư mục hay tệp tin, bạn cũng có thể sử dụng lệnh Dir trên CMD. Cách lọc rất đơn giản, bạn nhập: Dir tiêu chí. Cụ thể:

Dir /a: Lệnh hiển thị các thư mục, tệp tin đang lưu trữ.

Dir /d: Lệnh hiển thị danh sách thư mục con có trong thư mục bạn đang dẫn link.

Dir /h: Lệnh hiển thị các thư mục, tệp tin đang bị ẩn.

Dir /r: Lệnh hiển thị các thư mục, tệp tin chỉ cho phép đọc.

Dir /s: Lệnh hiển thị hệ thống các tệp tin, thư mục.

Dir /os: Lệnh sắp xếp thư mục, tệp tin theo dung lượng của chúng.

Dir /od: Lệnh sắp xếp thư mục theo thời gian.

Lệnh Del

Khi bạn muốn xóa một tệp tin hoặc thư mục nào đó, lệnh Del tại cửa sổ Command Prompt sẽ giúp bạn. Bạn chỉ cần nhập: Del đường link thư mục hoặc tên tệp tin.định dạng.

Ví dụ: Del Pictures (xóa file ảnh trong máy tính của bạn). Nếu chắc chắn xóa, bạn tiếp tục nhập “Y”, ngược lại bạn nhập “N” nếu không muốn xóa nữa.

Lệnh Copy

Bạn thực hiện lệnh Copy khi muốn sao chép trên máy tính Windows. Bạn nhập lệnh: Copy địa chỉ muốn sao chép địa chỉ lưu file sao chép.

Ví dụ: Copy Pictures Music => bạn đang thực hiện sao chép từ hình ảnh sang file âm nhạc.

Lưu ý: Nếu tệp tin bạn Copy bị trùng tên, thì bạn cần chọn lựa: Yes (cho phép ghi đè lên tệp tin cũ) hoặc No (Hủy bỏ việc sao chép tệp tin). 

Copy trên cửa sổ Command Prompt thực hiện như thế nào

Lệnh Taskkill

Khi máy tính bị treo bạn không thể thực hiện các thao tác trên máy tính của mình thì hãy sử dụng lệnh Taskkill tại cửa sổ CMD. Cách nhập như sau: Taskkill /f /im “tên ứng dụng”.exe

Ví dụ: Bạn đang truy cập vào Google Chrome và bị đơ, không làm thế nào để tắt ứng dụng này đi thì bạn có thể nhập: Taskkill /f /im chrome.exe. 

Lệnh Reg Add

Công dụng của lệnh này là tạo thêm value trong registry. Nhập lệnh Reg Add theo cấu trúc sau: Reg Add Key Name /v Value Name /t Data Type /s Separator /d Data.

Ví dụ: Reg Add HKEY_CLASSES_ROOT\.avif /v Contenttype /t REG_SZ /d image.

Trong đó: HKEY_CLASSES_ROOT\.avif là keyname, Contenttype là valuename, REG_SZ là Datetype và Image là Data.

Dễ dàng tạo thêm dữ liệu registry nhờ Reg Add

Lệnh Reg Delete

Ngược lại với Reg Add là Reg Delete, lệnh này giúp bạn xóa value trong registry. Bạn nhập Reg Delete như sau: REG DELETE Key Name /v Value Name /f (tự động xóa không cần hỏi lại). Trong trường hợp bạn quên gõ /f thì kết quả trả lại sẽ hỏi bạn Y/N. Bạn gõ Y để hoàn tất lệnh xóa value.

Ví dụ: Bạn nhập lệnh REG DELETE HKEY_CLASSES_ROOT\.bas /v NoOpen /f để xóa value NoOpen trong HKCR.

Xóa value đơn giản với lệnh Reg Delete

Lệnh Regedit.exe

Để thực hiện được các lệnh Reg Add hay Reg Delete thì bạn cần dẫn được các key name, value name, data type trong registry. Bạn có thể tìm kiếm regedit trong cửa sổ windows hoặc có thể sử lệnh Regedit.exe để dễ dàng mở các file này. Chỉ cần nhập lệnh Regedit.exe trong Command Prompt rồi nhấn enter, bảng registry editor sẽ hiển thị ngay lập tức. 

Lệnh Attrib

Khi muốn xem và chỉnh sửa các thuộc tính của tệp tin, thư mục thì người dùng có thể sử dụng lệnh Attrib trong CMD. Cấu trúc lệnh Attrib như sau: Atrrib thuộc tính đường dẫn link thư mục/tệp tin.

Các thuộc tính bao gồm: H: ẩn tệp tin, thư mục. A: lưu trữ thư mục, tệp tin. R: chỉ cho phép đọc thư mục, tệp tin… Muốn loại bỏ thuộc tính trước đó, bạn thêm dấu “-“, còn muốn thêm thuộc tính cho file thì bạn thêm dấu “+”.

Ví dụ: Attrib +R C:\Users\Dell\Favorites\Bing.url. Bạn đang thực hiện thêm thuộc tính chỉ đọc cho tệp Bing trong mục Favorites.

Lệnh RD

Khi bạn muốn xóa thư mục, thay vì phải chọn ấn xóa từng tệp trong thư mục đó, bạn chỉ cần nhập lệnh RD tại cửa sổ Command Prompt. Cách nhập lệnh RD như sau: RD /s . Sau khi nhấn enter, bạn gõ Y nếu chắc chắn xóa, hoặc nhấn N để quay lại.

Ví dụ: RD /s Music – với lệnh này bạn đang thực hiện xóa toàn bộ file âm nhạc có trên máy tính của mình.

Lệnh MD

Lệnh này có tác dụng tạo thư mục, tập tin mới trên Windows. Cấu trúc lệnh MD như sau: MD tên thư mục cần tạo hoặc đường dẫn link thư mục cần tạo. Đối với những thư mục đã có sẵn, CMD sẽ nhắc nhở bạn thư mục tạo mới bị trùng.

Ví dụ: Bạn gõ lệnh MD C:\Users\Dell\Documents. Kết quả trả về: A subDirectory or file C:\Users\Dell\Documents already exists. Có nghĩa là thư mục Documents đã có sẵn rồi.

Tạo thư mục đơn giản với lệnh MD

Lệnh Netstat

Lệnh này giúp bạn kiểm tra được tình trạng kết nối mạng (đường truyền mạng) của máy tính.

Cấu trúc lệnh Netstat như sau:

Netstat -a: Lệnh hiển thị kết quả tất cả các mạng kết nối.

Netsta -b: Lệnh hiển thị kết quả các tập tin đang liên kết với mạng cổng.

Netstat -n: Lệnh hiển thị địa chỉ IP của mạng kết nối và số cổng của mạng cổng.

Netstat -r: Lệnh hiển thị kết quả định tuyến bảng.

Netstat -s: Lệnh hiển thị kết quả mạng kết nối và cách sử dụng của chúng.

Lệnh Ipconfig

Tại cửa sổ Command Prompt, lệnh ipconfig có công dụng xem và thay đổi tất cả các thông tin cấu hình mạng TCP/IP hiện tại của máy tính. Cụ thể, khi bạn xem địa chỉ IP hiện tại của máy tính đang sử dụng, bạn nhập lệnh: Ipconfig /release. Còn nếu muốn thay đổi địa chỉ IP cho máy tính, bạn nhập lệnh: Ipconfig /renew.

Các dòng mã Command Prompt trên Windows 10

Máy tính truy cập mạng chậm, thường xuyên bị mất mạng, pin máy tính sụt nhanh… Hay chỉ đơn giản là bạn muốn biết các thông tin cơ bản của máy tính mình đang dùng. Vậy hãy cùng Fvsale tìm hiểu các dòng mã Command Prompt trên Windows 10 sau đây để giải quyết những vấn đề này nhé!

Tasklist

Khi bạn không tìm thấy thư mục hay tệp tin trong máy tính, bạn có thể sử dụng Tasklist. Đây là công cụ hiển thị tất cả danh sách thư mục, tệp tin, chương trình… đang hoạt động trên máy tính của bạn. Ngay cả những ứng dụng bị ẩn khỏi Task Manager, bạn vẫn có thể tìm thấy khi nhập lệnh Tasklist tại CMD.

Một số lệnh Tasklist phổ biến đó là:

Tasklist -svc: thông tin dịch vụ liên quan đến từng chương trình trong máy tính.

Tasklist -v: thông tin chi tiết của mỗi chương trình đang hoạt động.

Tasklist -m: đường dẫn đến các file.dll liên kết với các chương trình đang chạy.

PathPing

Bạn tránh nhầm lẫn giữa PathPing và Ping trong CMD nhé. PathPing được xem là phiên bản cao cấp hơn Ping. Mã lệnh này là sự kết hợp giữa lệnh Ping và lệnh Tracert. PathPing có tách dụng kiểm tra tình trạng mạng, phát hiện mạng kết nối kém, hiện tượng mất mạng ở các bước nhảy (hop) trung gian giữa mạng nguồn và mạng đích.

Để kiểm tra lỗi kết nối mạng, bạn chỉ cần gõ lệnh: PathPing địa chỉ IP/trang web, rất đơn giản phải không?

Phát hiện lỗi mạng chậm nhờ PathPing

File Compare

Khi bạn có hai tệp văn bản, hai hình vẽ… cần tìm ra điểm khác biệt thì bạn có thể sử dụng lệnh File Compare trên cửa sổ Command Prompt. Thay vì tìm kiếm theo phương pháp thủ công, bạn chỉ cần nhập lệnh: Fc địa chỉ tệp 1 địa chỉ tệp 2. File Compare sẽ trả lại kết quả nhanh chóng, bạn không cần tiêu tốn nhiều thời gian để tìm kiếm thủ công nữa.

Có một số tùy chọn File Compae mở rộng như sau:

Fc /a : Chỉ hiển thị dòng đầu tiên và dòng cuối cùng cho mỗi tập hợp khác biệt.

Fc /b : tìm điểm khác biệt dựa theo nhị phân.

Fc /c : bỏ qua sự khác biệt nếu đó là chữ cái hoa và thường.

System File Checker

Bạn có thể tìm kiếm và phát hiện nếu có lỗi đường truyền mạng với Tracert CMD. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm và sửa lỗi máy tính hoạt động chậm khi bị lỗi hệ thống với System File Checker. Cách nhập lệnh này như sau: sfc /scannow

SFC giúp người dùng kiểm tra lỗi hệ thống trên máy tính

Lưu ý, để sử dụng lệnh này bạn cần truy cập CMD với tư cách “run as administrator”. Với những lỗi được phát hiện, System File Checker sẽ tự động sửa chữa cho bạn.

Systeminfo

Lệnh Systeminfo giúp người dùng kiểm tra thông tin cơ bản của máy tính như: tên máy, hệ điều hành windows bao nhiêu, System MoDel, bộ nhớ RAM, thời gian truy cập gần nhất, cấu hình caRD mạng… Để kiểm tra những thông tin này, bạn gõ lệnh Systeminfo tại công cụ Command Prompt rồi nhấn enter. Kết quả nhanh chóng được hiển thị đến bạn.

Hiển thị tất cả thông tin của máy tính nhờ lệnh Systeminfo

Powercfg

Sử dụng lệnh Powercfg giúp bạn theo dõi, kiểm tra và có biện pháp phù hợp để nâng cấp năng lượng của máy tính. Máy tính sẽ hoạt động càng khỏe, bền lâu khi có nguồn năng lượng lớn, ổn định.

Dưới đây là một số lệnh Powercfg cơ bản:

Powercfg /batteryreport: giúp người dùng kiểm tra tình trạng pin máy tính: thời gian sạc, tần suất sạc…

Powercfg /energy: giúp người dùng biết được chương trình, ứng dụng nào đang tiêu tốn pin nhiều nhất, cảnh báo về tình trạng sụt pin…

Powercfg /query: giúp người dùng kiểm soát được các thiết bị nào đang kết nối với máy tính của mình, thiết bị nào làm pin tiêu hao nhiều.

Driverquery

Có hai cộng dụng chính khi bạn sử dụng CMD Driverquery. Dòng lệnh này giúp người dùng truy xuất tất cả các trình điều khiển đã và đang cài đặt trên máy tính của mình. Ngoài ra, Driverquery cũng có thể hiển thị một cách chi tiết các thông tin về từng trình điều khiển đó như: tên hiển thị, mô tả, chế độ khởi động, trạng thái hiện tại ra sao…

Nếu chỉ muốn hiển thị danh sách thì bạn gõ lệnh: Driverquery, còn nếu muốn hiển thị chi tiết thì bạn gõ lệnh: Driverquery -v.

Với bài viết trên, Fvsale đã cùng bạn tìm bạn tìm hiểu công cụ Command Prompt là gì, các lệnh, dòng mã và cách dùng của chúng trên CMD. Hi vọng qua đó, bạn đã nắm được cách mở cửa sổ Command Prompt, sử dụng thành thạo các lệnh để khắc phục một số vấn đề trên máy tính của mình. Tiếp tục theo dõi Fvsale để cập nhật và vận dụng những thủ thuật máy tính hữu ích bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: D4-37 Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0334.487.910
  • Email: info@fvsale.net
Thông báo
Đóng