Đang tải...

facebook facebook facebook facebook facebook
facebook

RTX 5080: Siêu phẩm chưa kịp lộ diện đã bị cộng đồng chê tới tấp!

19/10/2024
39

Gần đây, nhiều tin đồn xoay quanh dòng card đồ họa RTX 5000 của NVIDIA đã thu hút sự chú ý, đặc biệt là RTX 5080 – chiếc card đang gây nhiều tranh cãi về giá cả và sức mạnh.

Tại sao RTX 5080 lại đang làm xáo trộn cộng đồng người dùng PC? Lý do chính là bởi mức cấu hình trông có vẻ khá bất thường khi so sánh với RTX 5090, dựa trên những gì chúng ta đã thấy về sự chênh lệch giữa xx80 và xx90 trước đây. Nó quá yếu so với mong đợi, và có thể sẽ là chiếc card đồ họa xx80 kém cỏi nhất trong lịch sử khi so sánh với ông anh xx90 của nó.

Sức mạnh của card đồ họa RTX 5080 - Có phải là phiên bản bị cắt giảm nhiều nhất trong lịch sử?

Cấu trúc một thế hệ card đồ họa NVIDIA

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử các dòng card đồ họa NVIDIA trong thời gian qua để biết được một card xx80 nằm ở đâu trên thước đo sức mạnh.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các card NVIDIA thường được xếp từ cao xuống thấp như sau:

  • "Siêu đỉnh" – thường là Titan
  • Dòng đỉnh cao flagship – xx90
  • xx80 Ti
  • xx80
  • xx70
  • xx60

Danh sách các card đồ họa NVIDIA từ xx60 trở lên trong 11 năm qua.

Thông thường, những card đồ họa thuộc nhóm đầu tiên có sức mạnh dẫn đầu nhưng không vượt quá xa so với bậc kế tiếp trong khi sở hữu mức giá chóng mặt. Ví dụ như dù cùng sử dụng kiến trúc Turing, card TITAN RTX phát hành hồi năm 2018 với giá 2500 USD, đắt gấp 2.5 lần nhưng chỉ mạnh hơn 25% so với RTX 2080Ti có giá chỉ 1000 USD. Hay ở kiến trúc Ampere, card RTX 3090Ti có giá 2000 USD nằm ở mức siêu đỉnh, còn đàn em của nó là RTX 3090 thuộc phân khúc đỉnh cao của thị trường.

Số nhân shader của một card đồ họa xx80

Một trong số các yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của các card đồ họa là số nhân shader (nhân CUDA) của nó. Các model thuộc dòng đỉnh cao thường sử dụng GPU die lớn nhất,  được mở khóa toàn bộ (hoặc gần như toàn bộ tùy vào thế hệ) với số lượng nhân shader lớn nhất, và giảm dần khi xuống các model thấp hơn. Một CPU dòng 80 thường có khoảng 60-80% số nhân shader so với phiên bản cao cấp nhất, ví dụ RTX 4080 có 9728 nhân CUDA còn RTX 4090 có 16384 nhân.

Số nhân shader của các card đồ họa NVIDIA từ xx60 trở lên trong 11 năm qua.

Mức độ cắt giảm số nhân shader giữa các card đồ họa NVIDIA là khác biệt tùy vào thế hệ, nhưng quy tắc này đã được giữ vững trong suốt khoảng thời gian từ dòng card đồ họa GTX 700 ra mắt 11 năm trước đây cho đến nay. Dòng xx80 thường được NVIDIA xem là cách để người dùng đạt được mức hiệu năng gần như đỉnh cao, nhưng ở một mức giá hợp lý hơn rất nhiều.

Băng thông bộ nhớ của card đồ họa xx80

Ngoài số nhân shader thì băng thông bộ nhớ của card đồ họa NVIDIA cũng giảm dần theo từng đẳng cấp. Điều này thường được thực hiện bằng những phương thức như sử dụng những chip nhớ có bus thấp hơn, xung nhịp chậm hơn, và kết quả cuối cùng được đo bằng GB/s mà chúng ta có thể sử dụng để so sánh các thế hệ card đồ họa của NVIDIA dựa trên băng thông bộ nhớ dành cho từng GPU trong thế hệ đó.

Băng thông bộ nhớ các card đồ họa NVIDIA từ xx60 trở lên trong 11 năm qua.

Khi xem xét sự chênh lệch về băng thông bộ nhớ so với sản phẩm đỉnh cao của mỗi thế hệ, chúng ta có thể nhận thấy rằng trung bình, các card xx80 có 77% băng thông bộ nhớ của card hàng đầu, dòng xx70 có 61% băng thông và nhóm xx60 có 45% băng thông. Vì vậy, băng thông bộ nhớ không bị cắt giảm nhiều như nhân đồ họa, nhưng riêng thế hệ GTX 700 lại là trường hợp đặc biệt khi chiếc card GTX 780 có băng thông còn cao hơn cả GTX Titan và bằng GTX Titan Black.

Dung lượng VRAM của card đồ họa xx80

Kế tiếp chúng ta sẽ cùng xem xét dung lượng VRAM (Video RAM) được NVIDIA trang bị cho các card đồ họa của mình. Đây là một yếu tố luôn được NVIDIA dùng để phân biệt giữa các tầng cấp sản phẩm của họ, khi người dùng mẫu cao cấp hơn gần như luôn có được nhiều VRAM hơn hẳn. Về trung bình, các sản phẩm card đồ họa xx80 sẽ có 55% VRAM của mẫu đỉnh cao, dòng xx70 có 50%, và xx60 được trang bị khoảng 40%.

Dung lượng VRAM của các card đồ họa NVIDIA từ xx60 trở lên trong 11 năm qua.

Tuy nhiên có một vài thế hệ card đồ họa nổi bật lên hẳn nhờ được "đối xử tử tế" hơn. Dòng GTX 1000 là một ví dụ - dung lượng VRAM của các card hàng đầu là 12GB, GTX 1080Ti có 11GB còn GTX 1080 là 8GB. Đây cũng chính là lý do tại sao cộng đồng game thủ vẫn rất yêu thích GTX 1080Ti – sự kết hợp của chip tốt với dung lượng RAM lớn giúp nó có thể dễ dàng gánh được game nặng ở độ phân giải cao, điều mà những card chỉ có một trong hai yếu tố này không làm được.

Giá cả của card đồ họa xx80

Và cuối cùng, chúng ta xem xét yếu tố quan trọng nhất trong mắt đại đa số người tiêu dùng: giá cả. Nhìn chung thì tất cả card đồ họa NVIDIA đã không ngừng tăng giá nhanh hơn lạm phát trong hơn 10 năm qua, và cái thời bạn có thể mua một card xx80 với giá dưới 600 USD đã một đi không trở lại. Mức giá này giờ là của card xx70, trong khi các card cấp cao nhất cũng đã bỏ qua mức giá dưới 1000 USD và đòi hỏi game thủ phải có chiếc ví rất dày mới có thể theo đuổi được.

Giá cả các card đồ họa NVIDIA từ xx60 trở lên trong 11 năm qua.

Ngoài lạm phát, lý do chính khiến các card đồ họa NVIDIA tăng giá là vì chi phí sản xuất các card "siêu đỉnh" ngày một cao, kéo theo giá cả của những sản phẩm cấp dưới. Nhưng nhìn chung thì NVIDIA đã giữ nguyên một mô hình giá cả thống nhất trong 10 năm qua: các card xx80 có giá bằng khoảng 60% chi phí cho một card đỉnh cao, card xx70 là 38%, và card xx60 là 25%. Có một số ngoại lệ như RTX 4080 có giá cao vượt trội, còn RTX 1070 rẻ hơn nhiều so với mức trung bình.

Những thông tin hiện có về các card đồ họa RTX 5090 và 5080

Vậy thì những tin đồn về cấu hình và giá cả của RTX 5090, 5080 có khớp với những quy luật mà chúng ta tìm thấy bên trên? Có vẻ như là không. Dựa trên tin từ một leaker có tiếng trong làng công nghệ là kopite, chúng ta được biết rằng card RTX 5090 sẽ có 21760 nhân shader và 32GB GDDR7 chạy ở bus 512bit; nhưng RTX 5080 chỉ có 10752 nhân shader và 16GB GDDR7.

Theo tin đồn, card đồ họa RTX 5080 có vẻ yếu hơn xu thế chung.

Tin đồn này nói rằng cả số nhân shader lẫn RAM của RTX 5080 đều bị cắt giảm phân nửa so với mẫu đỉnh cao, điều thường xảy ra với dòng xx70 chứ không phải xx80 trong quá khứ. Để giúp bạn đọc tiện theo dõi thì card xx80 trung bình có 54% số nhân shader, 61% băng thông bộ nhớ và 50% VRAM với mức giá bằng 38%. Vì vậy, nếu đây thực sự là cấu hình của card đồ họa RTX 5080, nó sẽ trở thành phiên bản xx80 bị cắt giảm nhiều nhất trong hơn 10 năm qua.

Quan trọng hơn nữa là giá cả. Với một card đồ họa có cấu hình bằng một nửa flagship, NVIDIA sẽ bán nó với giá rẻ hơn 62% so với sản phẩm đỉnh cao. Điều này có nghĩa là nếu RTX 5090 được bán với giá 1600 USD như một số tin đồn thì mẫu RTX 5080 sẽ chỉ có giá khoảng 600 USD, còn nếu 5090 là 2000 USD thì 5080 sẽ vào khoảng 800 USD.

Hi vọng rằng RTX 5080 sẽ không phải là một sản phẩm gây thất vọng.

Tuy nhiên, tất cả những phân tích ở trên đều là dựa trên quá khứ và tin đồn – NVIDIA chưa từng đưa ra một thông tin xác thực nào về các card đồ họa mới. Vì vậy nên nếu NVIDIA bán card có cấu hình của xx70, gọi nó là xx80 và giá của xx80 – chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiệt thòi khi mua RTX 5080 mà lại không nhận được mức tăng hiệu năng tương xứng. Bên cạnh đó, bạn cũng không thực sự có lựa chọn khi AMD công bố họ sẽ rời bỏ thị trường card đồ họa cao cấp trong thế hệ card Radeon 8000 sắp tới.

Hiện tại thì vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng đây sẽ là điều thực sự xảy ra trong tương lai. Hãy cùng chờ đợi các thông tin chính thức từ phía NVIDIA để biết được kế hoạch của họ như thế nào nhé!

Thông báo
Đóng