Đang tải...

facebook facebook facebook facebook facebook
facebook

RAM laptop là gì? RAM laptop để làm gì? RAM laptop loại nào tốt nhất và bao nhiêu là đủ

10/06/2024
58

1. RAM laptop là gì? và RAM laptop để làm gì?

RAM có tên khoa học đầy đủ là Random Access Memory, được gọi là Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM là phần cứng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời cho các chương trình đang chạy trên laptop hoặc các thiết bị di động, điện tử khác như smartphone, máy tính để bàn, máy tính bảng... Chức năng của RAM là nơi hệ điều hành,chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ HDD, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giấy trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây).

RAM là phần cứng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời cho các chương trình. (Nguồn: PCMag)

Mỗi loại RAM có tốc độ và bộ nhớ khác nhau. Tốc độ của Ram thường được tính bằng Mhz và bộ nhớ được tính bằng GB.

Tóm lại, chúng ta chỉ cần biết đơn giản RAM là thiết bị lưu trữ dữ liệu, nhưng khi mất điện mọi dữ liệu trong đó sẽ bị mất. Bộ nhớ RAM  không nhiều như bộ nhớ của ổ cứng (HDD) thường khoảng vài trăm MB đến vài Gb trên một thanh RAM. RAM là nơi mà CPU lấy dữ liệu để xử lý vì thế tốc độ đọc và ghi dữ liệu trong RAM là rất nhanh. Ví dụ khi ta chơi Game tất cả mọi tập tin cần thiết để chạy được game đó sẽ được đưa lên bộ nhớ RAM để chờ được xử lý. Đó là lý do nếu bạn chơi các game có cấu hình cao thường đòi hỏi RAM phải lớn.

RAM là bộ phận quan trọng không thể thiếu trên laptop. (Nguồn: initng)

Về chức năng là vậy nhưng RAM thật sự có rất nhiều loại, mỗi loại lại có vài đặc điểm khác nhau. Trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về các loại RAM dành cho laptop. RAM cho laptop được thiết kế lại từ RAM cho máy tính để bàn. Vì được thiết kế lại cho máy tính xách tay có diện tích eo hẹp nên vì thế RAM này sẽ ngắn hơn nhưng lại có bề ngang to hơn so với RAM thường. Bên cạnh đó RAM laptop cũng ít tốn năng lượng hơn.

2. RAM laptop loại nào tốt nhất? Phổ biến nhất?

Cùng với sự phát triển và nhu cầu sử dụng laptop, các loại RAM cũng đa dạng và mạnh mẽ hơn trong đó RAM DDR3, DDR3L, DDR4 là những loại RAM được sử dụng phổ biến hiện nay. 

RAM laptop DDR3 

Vào năm 2007 cùng với sự ra đời của thế hệ HDH mới như Window Vista, Mac OS X Leopard người ta bắt đầu sản xuất thể hệ RAM tiếp theo của DDR2 là DDR3 với tốc độ rất nhanh và bộ nhớ lớn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với thế hệ DDR2.

DDR3 là viết tắt của cụm từ 'Double data rate three' được giới thiệu vào năm 2007 nhưng đến năm 2009 mới được sử dụng rộng rãi trên laptop cho đến nay. Chuẩn RAM DDR3 vẫn có dung lượng đủ dùng cho hầu hết các máy tính cá nhân để làm việc, chơi game với khả năng cung cấp dung lượng 16 GB/thanh.

DDR3 đáp ứng dung lượng đủ dùng với các tác vụ hằng ngày như làm việc, chơi game...(Nguồn: Technicall Arim)

Bên cạnh đó, DDR3 hỗ trợ các tốc độ Bus 1066 MHz, 1333 MHz, 1600 MHz và 2133 MHz và đối với laptop, thanh RAM DDR3 sẽ có 204 chân.

RAM laptop DDR3L

DDR3L với khả năng tiết kiệm điện năng khác biệt với DDR3. (Nguồn: BHphotovideo)

DDR3L là phiên bản xuất hiện bên cạnh DDR3, được ra mắt vào năm 2014 với chữ 'L' trong cụm DDR3L có nghĩa là 'Low' tức là tiết kiệm điện năng. Đây là kết quả hợp tác của Kingston và Intel trong việc phát triển dòng bộ nhớ tiết kiệm điện năng. Về cơ bản DDR3L có cùng số chân và dung lượng với DDR3 nhưng DDR3L có khả năng sử dụng điện áp kép, hỗ trợ hoạt động ở cả 1.5 V và 1.35 V, đây chính là điểm khác biệt chính giữa hai loại RAM này. Đây là loại RAM đặc biệt được thiết kế cho các hệ thống máy chủ, các trung tâm dữ liệu và trên một số dòng laptop cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng PIN.

RAM laptop DDR4

DDR4 là chuẩn RAM phát hành trên thị trường năm 2014, với khả năng xử lý mạnh mẽ và đang là loại RAM được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

DDR4 là chuẩn RAM mạnh mẽ với dung lượng cao và tiết kiệm điện năng. (Nguồn: Aliexpress)

DDR4 hỗ trợ đa dạng nhiều mức dung lượng và có thể lên tới 512 GB, tốc độ Bus RAM cực nhanh: 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz thậm chí lên tới 4266 MHz. Bên cạnh đó, DDR4 tiết kiệm điện hơn với mức hoạt động 1.2 V.

Bên cạnh các loại RAM nói trên thì sắp tới đây, RAM DDR5 sẽ nhanh chóng được đổ bộ và dự kiến sẽ trở thành tân vương mới soán ngôi DDR4. 

3. RAM laptop bao nhiêu là đủ?

Theo bạn, RAM laptop bao nhiêu là đủ. (Nguồn: Lifewire)

Cách tốt nhất để xác định mức RAM cho laptop là căn cứ vào mức độ và nhu cầu sử dụng của bạn. 

RAM laptop 2 GB: Chỉ đáp ứng được nhu cầu đơn giản, lướt web nhẹ nhàng, soạn thảo. 

RAM laptop 4 GB: Đây là mức RAM cơ bản, phục vụ tốt công việc điện toán hàng ngày: lướt web, soạn thảo, chạy đa nhiệm vừa phải, xử lý hình cơ bản bằng Photoshop...

So với RAM 2 GB, RAM 4 GB sẽ đảm bảo cho tác vụ hằng ngày của bạn ổn định hơn. (Nguồn: BHphotovideo)

RAM laptop 8 GB: Đủ sức đáp ứng tốt công việc thiết kế bằng Photoshop, AI, chạy đa nhiệm mượt mà. Đây là mức tối thiểu trên laptop gaming, laptop đồ họa.

RAM laptop 16GB: Lý tưởng với các công việc đòi hỏi RAM lớn như thiết kế 3D, chỉnh sửa video, chơi game tác vụ cao...

Mức RAM 16 GB sẽ là con số phù hợp và tuyệt vời nhất cho laptop của bạn. (Nguồn: Amazon)

RAM laptop 32 GB và hơn thế nữa: Mức RAM này phù hợp với những người có mức sử dụng đặc biệt với những công việc chuyên biệt. Về cơ bản, 16 GB là con số đẹp và đủ đối với cả mức sử dụng tác vụ cao, vì thế hãy cân nhắc thật kỹ với nhu cầu sử dụng của bạn nếu không 32 GB RAM sẽ rất lãng phí đấy!

4. Những chuẩn RAM phổ biến trước đó

SDRAM có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao. (Nguồn: Ritmindustrysdram)

SDRAM (Synchronous Dynamic RAM) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ: Đặc điểm của SDRAM chính là hoạt động đồng bộ với CPU để xử lý song song các lệnh chồng chéo và có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao.

RAM SDR hiện nay đã không còn được sử dụng. (Nguồn: Amazon)

RAM SDR: Những chiếc laptop thế hệ đầu được sản xuất vào cuối những năm thập niên 90 được tích hợp bên trong chúng là RAM SDR với tốc độ khá chậm và bộ nhớ rất ít. Hiện nay chúng ta sẽ khó có thể còn được gặp loại RAM này nữa.

DDR chính là phiên bản đầu tiên của DDR2. (Nguồn: Topserveparts)

RAM DDR: Để cải thiện vấn đề tốc độ cũng như bộ nhớ của SDR người ta bắt đầu người cứu và sản xuất thế hệ RAM tiếp theo vào đầu những năm 2000 với tên gọi mới là DDR, đây cũng là nền móng cho các loại RAM hiện đại sau này. Tuy vậy tốc độ của RAM thế hệ này vẫn còn là rất chậm. Được sử dụng rộng rãi trên các laptop từ đầu những năm 2000 đến cuối 2004.

DDR dường như đã quá sức sau khoảng vài năm phục vụ, vì thế đã được thay thế bằng DDR2. (Nguồn: Amazon)

RAM DDR2: DDR2 có tốc độ nhanh hơn và bộ nhớ lớn hơn khá nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm năng lượng hơn so với DDR. Hiện tại chúng ta còn có thể tìm thấy DDR2 với bộ nhớ đến 4GB. RAM DDR2 được sử khá nhiều chúng xuất hiện trên các dòng laptop sản xuất từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2009.

Tổng kết

RAM là một bộ phận không thể thiếu trên laptop và với sự đa dạng về dung lượng của mình, RAM giúp người dùng có thể thoải mái lựa chọn dung lượng phù hợp cho mức sử dụng. Song song với CPU và ổ cứng, RAM cũng ngày được chú trọng hơn trong việc nâng cấp để có thể giúp thiết bị chạy mượt mà hơn. Nếu không có RAM, laptop hay cả smartphone và các thiết bị khác sẽ không thể thực hiện những tác vụ cơ bản bởi việc truy cập các tệp dữ liệu sẽ cực kỳ chậm.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: D4-37 Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0334.487.910
  • Email: info@fvsale.net
Thông báo
Đóng